Thi công sơn cách nhiệt trên bề mặt tôn cũ và mới

Tác động của ánh sáng mặt trời thường là nguồn gốc chính gây hư hại cho mái nhà làm từ tôn. Để giảm thiểu vấn đề này, nhiều hộ gia đình đã lựa chọn phương án áp dụng lớp sơn cách nhiệt lên bề mặt mái tôn. Cách làm này không chỉ có tác dụng bảo vệ mái tôn khỏi những tác động của thời tiết mà còn giúp làm mát không gian bên trong ngôi nhà. Sau đây là một số điểm cần chú ý và thi công sơn chống nóng cho cách dạng mái tôn thường gặp.

1. Tác dụng của Sơn Cách Nhiệt SK với vật liệu tôn

Với phần mái, đặc biệt ở những gia chủ sử dụng mái tôn, thường chịu ảnh hưởng nhiều bởi nhiệt độ cao bị hấp thụ. Làm ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày và chất lượng sống của mọi người. Điều này càng trở nên nghiêm trọng hơn trong điều kiện thời tiết nóng ẩm của Việt Nam.

Ngoài ra, thời tiết khắc nghiệt còn làm giảm tuổi thọ của mái tôn do quá trình mòn và oxy hóa, ảnh hưởng đến độ bền và an toàn của công trình.

Phun sơn cách nhiệt cho mái tôn
Phun sơn chống nóng cho mái tôn

 

Sơn Chống Nóng SK – Sơn cách nhiệt SK hiện đang được nhiều gia đình và nhà xưởng ưa chuộng để bảo vệ mái tôn và giảm bức xạ nhiệt. Sơn Cách Nhiệt SK nổi bật với các đặc tính sau:

  • Khả năng giảm nhiệt độ lên đến 25 độ C với chỉ hai lớp sơn, không cần sơn lót, giúp giảm nhiệt độ tác động lên mái và làm mát không gian bên trong nhà, giảm nhu cầu sử dụng thiết bị làm mát điện tử như quạt và máy lạnh.
  • Độ bền cao và khả năng bám dính tốt, tạo lớp bảo vệ chắc chắn chống lại ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao và các điều kiện thời tiết khắc nghiệt.
  • Giảm thiểu sự co giãn của vật liệu, từ đó tăng cường độ bền và kéo dài tuổi thọ của mái tôn.

Với những tính năng ưu việt, Sơn Chống Nóng SK đáp ứng được yêu cầu về an toàn và cung cấp giải pháp hiệu quả để giảm thiểu nhiệt độ cho mái tôn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống trong các công trình.

Sơn cách nhiệt SK với ưu điểm vượt trội
Sơn cách nhiệt SK với ưu điểm vượt trội

2. Quy trình thi công sơn cách nhiệt

Mỗi loại sơn có thành phần và công dụng khác nhau nên có quy trình thi công khác nhau. Đối với sơn cách nhiệt, có 8 bước cơ bản sau đây:

Bước 1: Đánh giá và Chuẩn bị Bề Mặt

  • Kiểm tra bề mặt mái tôn, phát hiện các vấn đề như rỉ sét, lỗ thủng, hoặc thấm nước.
  • Xử lý các vấn đề này để lớp sơn sơn lên bám dính tốt hơn.

Bước 2: Làm Sạch Bề Mặt

  • Rửa sạch bề mặt bằng nước hoặc dung dịch tẩy rửa chuyên dụng cho mái tôn.
  • Loại bỏ bụi bẩn bằng cách sử dụng rulo hoặc máy phun áp lực.

Bước 3: Áp Dụng Sơn Lót

  • Phun một lớp sơn lót chống rỉ gốc nước lên bề mặt mái tôn.

Bước 4: Sơn Phủ Lớp Đầu

  • Chỉ bắt đầu sơn khi lớp sơn lót đủ khô.
  • Sau khi sơn lót khô, phủ lớp sơn chống nóng đầu tiên: lớp sơn phải đủ dày mới đạt hiệu quả cao và đều tay bằng rulo hoặc máy phun sơn.
  • Đảm bảo thời tiết khô ráo và không mưa khi sơn.
Phun sơn cách nhiệt lên tôn
Phun sơn cách nhiệt lên tôn

Bước 5: Kiểm Tra và Chính sửa

  • Kiểm tra độ khô và màu sắc của lớp sơn đầu – khô đủ và đều màu hay chưa?
  • Xử lý các vấn đề như bóng nước hoặc sơn không đều.

Bước 6: Sơn Phủ Lớp Thứ Hai

  • Chờ 1-2 giờ cho lớp sơn đầu khô hoàn toàn rồi sơn lớp thứ hai.
  • Sử dụng rulo để đảm bảo sơn phủ đều. Lớp thứ 2 khó đều màu nên cần phun sơn cẩn thận để tránh vón cục, loang màu.

Bước 7: Bàn giao và Nghiệm Thu

  • Chỉnh sửa màu sắc không đồng đều.
  • Khi nhiệt độ ngoài trời cao nhất, dùng máy để đo nhiệt độ bề dày.

Bước 8: Bảo Hành

  • Cung cấp bảo hành cho các vấn đề kỹ thuật như bong tróc.

3. Lưu ý thi công cho bề mặt mái tôn Mới và Cũ:

3.1. Bề mặt tôn mới

Phun sơn cách nhiệt trên bề mặt tôn mới được thực hiện căn bản giống với các bước ở trên. Bao gồm các bước như sau:

Bước 1: Làm Sạch Bề Mặt

  • Rửa hoặc lau bề mặt mái tôn bằng nước hoặc dung dịch tẩy rửa.
  • Áp dụng sơn lót chống gỉ, bằng cách sử dụng rulo hoặc máy phun.

Bước 2: Sơn Phủ

  • Phủ hai lớp Sơn Cách Nhiệt SK Siêu Việt lên bề mặt vật liệu.
  • Đảm bảo rằng mỗi lớp sơn phải khô hoàn toàn trước khi áp dụng lớp tiếp theo, thời gian chờ khoảng từ 3 đến 5 tiếng trong điều kiện thời tiết khô ráo.
  • Pha trộn sơn theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Bước 3: Kiểm Tra Độ Đều và Dày của Sơn

  • Kiểm tra và đảm bảo rằng lớp sơn có độ dày và màu sắc đồng đều trên toàn bộ bề mặt mái tôn.

3.2. Bề mặt tôn cũ

Bề mặt tôn rỉ sét
Bề mặt tôn rỉ sét

Khi tiến hành sơn chống nóng cho mái tôn đã cũ và bị tổn thương do yếu tố môi trường, việc chuẩn bị bề mặt là vô cùng quan trọng để đảm bảo kết quả sơn không bị lỗi.

Các bước cần thực hiện bao gồm:

Bước 1: Làm Sạch và Chuẩn Bị Bề Mặt

  • Sử dụng rulo hoặc máy phun để loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn và rỉ sét.
  • Kiểm tra kỹ lưỡng bề mặt để phát hiện các vấn đề như lỗ thủng hoặc thấm nước, và tiến hành sửa chữa hoặc thay thế nếu cần thiết.

Bước 2: Áp Dụng Sơn Cách Nhiệt

  • Sau khi bề mặt đã được chuẩn bị kỹ lưỡng, tiếp tục thi công Sơn chống nóng Thế hệ mới SK, tương tự như quy trình áp dụng cho mái tôn mới.

Bằng cách này, mái tôn cũ sẽ được phục hồi và bảo vệ hiệu quả, giúp kéo dài tuổi thọ và giảm thiểu các vấn đề kỹ thuật sau khi sơn.

Để đạt được hiệu quả tối ưu từ lớp sơn cách nhiệt, người thợ sơn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình thi công. Mỗi bước trong quá trình này cần được thực hiện một cách cẩn thận. Với việc pha trộn sơn theo tỷ lệ và công thức chính xác từ nhà sản xuất. Việc tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật trong quá trình thi công không chỉ đảm bảo chất lượng của lớp sơn mà còn góp phần vào độ bền và hiệu quả cách nhiệt của nó.

Đây là quy trình cơ bản mà SK Group muốn gửi đến bạn để đảm bảo việc sơn cách nhiệt cho mái tôn được thực hiện một cách chuyên nghiệp và hiệu quả. Mong rằng bài viết giúp bạn biết cách thi công sơn cách nhiệt đúng cách. Chọn loại sơn chính hãng uy tín để đạt được hiệu quả cao nhé! Sơn cách nhiệt siêu việt thế hệ mới SK là lựa chọn rất tốt luôn nè!

>> Đọc thêm:

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.